Gã khổng lồ về internet và các nền tảng xã hội hàng đầu của Trung Quốc đã cập nhật các chính sách để hạn chế hoặc xóa các nền tảng NFT không khả dụng, với lý do thiếu sự rõ ràng về quy định và lo ngại chính phủ đàn áp.
WeChat – Mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc đã xóa một số tài khoản nền tảng sưu tầm kỹ thuật số do vi phạm các quy tắc. Nền tảng sưu tầm kỹ thuật số Xihu No.1, một trong những dự án NFT được thổi phồng trên thị trường, nằm trong số các nền tảng bị loại bỏ. Theo một nguồn tin địa phương khác, một nền tảng khác có tên Dongyiyuandian tiết lộ rằng ứng dụng chính thức của nó đã bị cấm.
WhaleTalk, một nền tảng sưu tập kỹ thuật số thuộc tập đoàn công nghệ Ant ra mắt, cũng đã cập nhật chính sách của mình để tăng hình phạt đối với việc sử dụng OTC để giao dịch NFT. Điều quan trọng ở đây không phải là cấm NFT, mà là việc ngăn cấm giao dịch đầu cơ nào liên quan đến token thu được từ kỹ thuật số dưới mọi hình thức. Một đoạn trích từ báo cáo của Google translated:
“Khi mà quy định về các bộ sưu tập kỹ thuật số chưa rõ ràng, hàng loạt nền tảng đã bắt đầu ra sức trấn áp các hành vi vi phạm để ngăn chặn sự phát sinh của các hành vi liên quan.”
Những gã khổng lồ công nghệ bắt đầu thi hành các biện pháp phòng ngừa trước sự gia tăng số lượng các giao dịch bất hợp pháp và các giao dịch mua bot liên quan đến nền tảng NFT. Tháng 9 năm 2021, hàng loạt lệnh cấm liên quan đến tiền điện tử được công bố, kể từ thời điểm đó, khi phát hiện bất kỳ công ty nào hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử hoặc các công ty tiền điện tử nước ngoài đều phải chịu trách nhiệm. Do đó, các công ty đã bắt đầu có những hành động thay đổi chính sách thỏa thuận người dùng để tránh sự đàn áp của chính phủ.
Trong khi tiền điện tử bị nghiêm cấm ở Trung Quốc, chính phủ Bắc Kinh không có ý định cấm NFT. Nhờ vậy mà Tencent và Alibaba có thể nộp một số bằng sáng chế NFT mới trong năm qua. Tuy nhiên, sự phổ biến ngày càng tăng của đồ sưu tầm kỹ thuật số ở Trung Quốc cũng khiến nước này dễ bị đầu cơ và lừa đảo về giá.
Nguồn: Cointelegraph