Sự ra đời của tiền tệ pháp định (hay có tên gọi khác là tiền pháp danh) đã mang lại một sự thay đổi mới cho xã hội và là một bằng chứng cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của nhân loại. Chúng ta có thể nhiều lần đã bắt gặp cụm từ Tiền pháp định/ Tiền định danh trong các bài báo hay các tài liệu nghiên cứu, nhưng lại chưa hiểu rõ và có một góc nhìn khái quát nhất về khái niệm này. Trong bài viết này, hãy cùng SkyverseTV tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.
Tiền pháp định (Tiền pháp danh) là gì?
Tiền pháp định còn có một tên gọi khác là Tiền pháp danh, có tên tiếng anh là Fiat Money. Hiểu một cách cơ bản thì tiền pháp định chính là tiền tệ được phát hành và công nhận hợp pháp bởi chính phủ của mỗi quốc gia.
Đa số hiện nay các loại tiền giấy hiện đại đều là tiền pháp định. Ví dụ tiền pháp định của Việt Nam là Việt Nam đồng, Tiền pháp định của Mỹ là đô la Mỹ (USD), Tiền pháp định của Anh Quốc là Bảng Anh (GBP) và các loại tiền tệ pháp định khác của mỗi quốc gia trên toàn cầu.
Mọi người cũng có thể chuyển đổi tiền pháp định sang các loại tiền tệ khác khi đi nghỉ, đi du lịch hoặc gửi tiền trên khắp thế giới.
Ưu điểm/Nhược điểm của Tiền pháp định
Với sự xuất hiện của Tiền pháp định, các hình thức giao dịch trên toàn thế giới trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn một phần nhờ tính ổn định của loại tiền tệ này. Hơn nữa, chính phủ của mỗi quốc gia có thể dễ dàng quản lý và điều chỉnh nguồn cung/cầu sao cho phù hợp với tình hình tài chính kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, Tiền pháp định cũng tồn tại khía cạnh bất lợi cho nền kinh tế nếu nguồn cung không được kiểm soát tốt thì giá trị động tiền sẽ bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến sự bất ổn cho nền kinh tế. Do đó, việc sử dụng Tiền pháp định cũng tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của Tiền pháp định
- Phong phú: Khác với chế độ giao dịch cũ, Tiền pháp định không bị ảnh hưởng và bị giới hạn bởi sự khan hiếm của lượng dự trữ vàng.
- Tiết kiệm: Tiền pháp định tốn ít chi phí phát hành, không như vàng hoặc các kim loại quý khác.
- Thương mại: Việc giao thương quốc tế trở nên dễ dàng hơn nhờ có sự linh hoạt trong việc chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia.
- Linh hoạt: Tiền pháp định giúp cho chính phủ và ngân hàng trung ương tại các quốc gia quản lý tốt các yếu tố kinh tế liên quan như cung tín dụng, lãi suất, thanh khoản… để từ đó dễ dàng ứng phó và giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nhược điểm của Tiền pháp định
Một nhược điểm lớn nhất của Tiền pháp định đó chính là không có giá trị nội tại (giá trị thực của đồng tiền đó chứ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài). Điều này có thể cho phép chính phủ tạo ra tiền một cách bất hợp lý và không phải phụ thuộc vào các tài sản có giá trị như vàng, bạc để xác định giá trị của đồng tiền, hậu quả là có thể dẫn đến lạm phát và làm sụp đổ hệ thống kinh tế và nền tài chính của quốc gia đó.
Một bằng chứng rõ nhất cho sự việc này đó chính là cuộc khủng hoảng kinh tế và làm phát của một quốc gia Châu Phi – Zimbabwe. Vào đầu những năm 2000, ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã in một số lượng lớn tiền nhằm mục đích đối phó với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng của đất nước này. Điều này đã khiến đất nước Zimbabwe rơi vào hố sâu siêu lạm phát nghiêm trọng vào năm 2008.
Lạm phát đã khiến giá cả tăng nhanh, người tiêu dùng Zimbabwe đã phải chi tiêu trong tình trạng mua những mặt hàng thiết yếu nhưng phải chi trả bằng cả túi tiền. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này là 1 nghìn tỷ đô la Zimbabwe có trị giá chỉ khoảng 40 xu USD – một con số quá đỗi kinh hoàng cho thấy sự khác biết rõ rệt của nền kinh tế Zimbabwe này so với toàn cầu.
Minh chứng này cho thấy tiền pháp định có những rủi ro nhất định mà nếu chính phủ và ngân hàng trung ương không có sự quản lý chặt chẽ và kiểm soát giá trị đồng tiền ổn định thì những hệ lụy về kinh tế là điều khó tránh khỏi.
Cách thức lưu hành và hoạt động của Tiền pháp định
Đối với tiền pháp định, chính phủ có thể trực tiếp tác động đến giá trị của tiền và ảnh hưởng cũng như điều chỉnh nguồn cung/ cầu của nền kinh tế. Giá trị của tiền pháp định chỉ tồn tại khi chính phủ duy trì giá trị đó hoặc do hai bên giao dịch có thỏa thuận đồng ý về giá trị của đồng tiền.
Tại một quốc gia, chính phủ và ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và đưa ra các chính sách tiền tệ (thắt chặt hay nới lỏng) hoặc áp dụng các chính sách và các bên liên quan nếu xảy ra các sự kiện tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Hơn nữa, nếu người dân của một quốc gia mất niềm tin vào giá trị tiền tệ của quốc gia đó thì tiền pháp định của quốc gia này sẽ bị mất giá trị.
So sánh Tiền pháp định và Tiền mã hóa
Tiêu chí so sánh |
Tiền pháp định |
Tiền mã hóa |
Giống nhau | Đều không được bảo đảm một mặt hàng vật lý | |
Khác nhau |
||
Cơ quan quản lý | Chính phủ và ngân hàng trung ương của một quốc gia. Tiền pháp định mang tính thương mại quốc tế, được hợp pháp hóa trên toàn thế giới. | Không có sự kiểm soát từ bất kỳ cơ quan trung ương nào. Tiền mã hóa hoạt động dựa trên thuật toán của công nghệ blockchain. |
Nguồn cung | Nguồn cung không giới hạn | Nguồn cung hạn chế và được kiểm soát bởi một thuật toán dựa trên nền tảng công nghệ blockchain. Số lượng phát hành tiền mã hóa sẽ bị giới hạn đối với các nhà phát hành. |
Phân cấp | Mang tính tập trung | Được phân cấp |
Giao dịch | Giao dịch thực hiện bằng tiền pháp định có thể không thành công | Các giao dịch tiền mã hóa không dễ dàng bị can thiệp và thay đổi nhờ chức năng của công nghệ blockchain. |
Dạng tiền | Tiền giấy, tiền xu vật lý | Dạng tiền kỹ thuật số không có đặc điểm vật lý |
Nguồn: SkyverseTV tổng hợp