Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang đã dẫn đến căng thẳng trên thị trường tài trợ bằng đồng đô la, tuy nhiên Bitcoin vẫn duy trì mức tăng gây nên nhiều mối nghi ngờ.
– Giao dịch bitcoin vẫn ổn định khi giá hàng hóa tăng vào thứ Hai, cho thấy mức lạm phát cao hơn trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, khả năng phục hồi trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine là rất mong manh khi nhu cầu đối với đồng đô la Mỹ đang tăng lên (Đồng đô là được coi là đồng tiền dự trữ toàn cầu và là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao nhất).

– Vào lúc 08:23 UTC, mức giao dịch tiền điện từ là gần $ 38.350, tương ứng mức tăng 1,7% trong ngày. Trong ngày chủ nhật giá giảm 3%, dấu hiệu tiêu cực cho các thị trường truyền thống.
– Giá dầu đang giao dịch ở mức cao hơn 4% ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, kéo dài đà tăng gần đây theo cấp số nhân của nó. Các mặt hàng nông nghiệp liên kết với Nga và Ukraine như lúa mì và ngô lần lượt tăng 4% và 3%, theo dữ liệu từ trang Invest.com.
– Goldman Sachs chia sẻ với Reuters rằng: “Trong thời gian ngắn, mức giá đối với hàng hóa đã trở nên cực đoan, điều này diễn ra do những lo ngại về leo thang quân sự kéo dài, các lệnh trừng phạt năng lượng hoặc khả năng ngừng bắn”.
– Đồng ruble của Nga đã giảm 40% trong những giao dịch đầu giờ của Nga và chạm mức thấp kỷ lục 118 Ruble/USD khi các nước phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt trừng phạt đối với Moscow, với ý định cô lập nước này khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
– Theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất từ 9,5% lên 20% và yêu cầu các công ty bán 80% doanh thu ngoại tệ của họ để đối phó với rủi ro đồng ruble mất giá và lạm phát cao hơn.
– Viễn cảnh tăng cao áp lực về giá và sự sụp đổ của tiền giấy (fiat) đã củng cố tinh thần cho những người nắm giữ tài sản có giá trị tích trữ hấp dẫn, chẳng hạn như bitcoin.
– Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang đã dẫn đến căng thẳng trên thị trường tài trợ bằng đồng đô la, Bitcoin vẫn duy trì mức tăng gây nên nhiều mối nghi ngờ.
– Khoảng cách giữa lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR) và lãi suất của Fed trong một tháng, hay còn gọi là chênh lệch FRA / OIS, đã nới rộng nhiều nhất kể từ tháng 3 năm 2020, theo Bloomberg.
– Mức độ chênh lệch đo lường là khoảng chênh lệch đắt hay rẻ của các ngân hàng khi vay thanh khoản (đô la) từ các ngân hàng khác. Mức chênh lệch ngày càng xa cho thấy tình trạng suy giảm đột ngột các nguồn tín dụng (hoặc việc tăng đột ngột trong chi phí đi vay ngân hàng), những điều này diễn ra tương tự với diễn biến do coronavirus vào tháng 3 năm 2020. Trong những tình huống như vậy, các nhà đầu tư thường thích giữ tiền mặt, chủ yếu là đô la Mỹ.
– Chỉ số đô la, theo dõi giá trị của đồng bạc xanh so với các tỷ giá lớn, đang giao dịch ở mức 97,15 vào thời điểm đăng bài, tăng 0,66% trong ngày.