Cuộc chiến “phi quân sự hoá” của Nga đang nhận được sự chú ý đặc biệt từ nhiều phía. Việc đưa quân vào Ukraine khiến Nga phải nhận lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây. Thế nhưng có nhiều người tin rằng, Nga sẽ dùng tiền điện tử để giao dịch nhằm “lách” các lệnh trừng phạt.
Nga dùng tiền mã hóa để “lách luật” trừng phạt?
Mới đây, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã nói rằng có 1 điều “cực kỳ quan trọng” đó chính là Luật Thị trường tài sản tiền điện tử phải được thông qua càng sớm càng tốt. Bà kêu gọi các nhà lập pháp phê duyệt lệnh này nhằm có khả năng ngăn chặn việc Nga trốn tránh lệnh trừng phạt.
Luật thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) đã được thảo luận trong vài năm với mục đích cung cấp quy định điều chỉnh thị trường tiền mã hóa đang trên đà phát triển. Một cuộc bầu cử về việc thông qua Luật này được cho là sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng 2 năm 2022, nhưng nó đã bị đình chỉ vô thời hạn vào ngày hôm qua do những quy định trong dự luật có thể hạn chế quá mức hoặc thậm chí cấm công nghệ Proof of Work (thuật toán đồng thuận xác thực việc xác minh giao dịch của một người khai thác).
Phát biểu tại cuộc họp của các Bộ trưởng kinh tế và tài chính các nước Châu Âu (EU) vào thứ Sáu vừa rồi, Lagarde đã phát biểu rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ thực hiện dứt khoát và nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Khi được hỏi rằng, liệu Nga có khả năng sử dụng tiền điện tử để “lảng tránh” các biện pháp trừng phạt hay không, ngay lúc đó, chủ tịch ECB đã thúc giục nên hành động nhanh chóng. Theo bà, sẽ luôn có cách để lách một lệnh cấm.
Phía Mỹ cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ cùng các đồng minh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 5 ngân hàng lớn có trụ sở tại Nga cũng như người thuộc giới tinh hoa Nga. Những biện pháp trừng phạt kinh tế này không bao gồm việc cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT hoặc chuyển tiền điện tử.