Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thông báo rằng chương trình thử nghiệm nhân dân tệ kỹ thuật số của họ sẽ hỗ trợ thêm 11 thành phố, bổ sung vào danh sách những thành phố được xem xét sẽ có CBDC hoạt động. Trong số đó có thành phố Hàng Châu – chủ nhà của Đại hội thể thao châu Á sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2022.
Mở rộng thử nghiệm thí điểm nhân dân tệ kỹ thuật số
Danh sách các thành phố thuộc chương trình thí điểm gồm Trùng Khánh, Thiên Tân, Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu và tỉnh Chiết Giang. Một số cư dân ở những thành phố này đã có thể truy cập vào ví nhân dân tệ kỹ thuật số từ ngày 01/04. Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cũng được quốc tế sử dụng trong Thế vận hội mùa đông.
Tốc độ giao dịch hiện tại là 10.000 giao dịch mỗi giây (tps – transactions per second), và mục tiêu hướng đến là 300.000 tps. Được biết, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đã ghi nhận hơn 13,75 tỷ USD giao dịch. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy nhiều ví đã được mở nhưng số lượng ví thực sự sử dụng lại không nhiều.
Đối với những người có số dư thấp, các cá nhân có thể đăng ký ví bằng số điện thoại. Hạn mức giao dịch lớn và lượt sử dụng nhiều yêu cầu nhiều thông tin KYC (Thông tin để biêt về khách hàng, như thông tin cá nhân, thông tin định danh) hơn. Điều này đã dẫn đến các vấn đề về quyền riêng tư, một vấn đề muôn thuở khi chính phủ phát triển công nghệ.
Trong khi đó, các quốc gia khác chỉ mới bắt đầu xây dựng các CBDC của riêng họ. Hoa Kỳ đã thông báo rằng họ sẽ thực hiện các bước ban đầu để xem xét đồng đô la kỹ thuật số. Ấn Độ, một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất, cũng đã công bố xem xét đồng rupee kỹ thuật số.
Quan tâm đến công nghệ blockchain, nhưng không quan tâm đến tiền mã hóa
Các thử nghiệm về đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc đã khá thành công và khiến các quốc gia khác phải gấp rút “đuổi theo”. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai CBDC trên quy mô lớn như vậy và xét trên tất cả các tài khoản, những công dân hiểu biết về công nghệ của Trung Quốc đã rất hài lòng với dự án này.
Đối với bản thân tiền mã hóa, Trung Quốc đã cấm hold, trade cũng như khai thác tiền mã hóa. Tòa án tối cao của nó đã gọi các giao dịch tiền mã hóa là “gây quỹ bất hợp pháp”. Những người thực hiện các giao dịch tiền mã hóa có thể phải đối mặt với 10 năm tù giam hoặc 79.000 đô la tiền phạt.
Trong khi đó, Metaverse năm 2022 của Trung Quốc đã ra mắt và tập trung vào việc tạo ra một metaverse và các công nghệ tiên tiến khác. Trung Quốc đang quan tâm đến việc sử dụng công nghệ từ chuỗi cung ứng cho các trường hợp sử dụng hành chính, như đã được lưu ý bởi chiến lược blockchain của họ trong thập kỷ tới.
Nguồn: Beincrypto