Cục Điều tra Liên bang đã bắt giữ một người đàn ông 37 tuổi vào thứ Tư, cơ quan này cho biết hắn đã thực hiện hành vi lừa đảo liên quan hoạt động “đào” tiền mã hóa đối với hơn 10 người với tổng con số lên đến 1,8 triệu USD.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 9 năm 2021, các quan chức cho biết Chester “Chet” Stojanovich đã đóng giả là một người kinh doanh thiết bị đào tiền mã hóa. Hắn đã thuyết phục các khách hàng thanh toán cho các máy đào và dịch vụ miner-hosting mà hắn ta hứa sẽ sắp xếp tại một trung tâm lưu trữ dữ liệu ở Vịnh Goose thuộc tỉnh Newfoundland và Labrador của Canada.
Vụ lừa đảo của Stojanovich chỉ là một vấn đề tầm thường so với các vụ lừa đảo khác liên quan đến hoạt động “đào” tiền mã hóa. Mô hình lừa đảo Ponzi của mạng lưới BitClub khét tiếng đã khai thác 722 triệu USD từ các nhà đầu tư trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, không giống mạng lưới BitClub, vụ lừa đảo của Stojanovich không giống mô hình Ponzi mà nó chỉ là một trò lừa đảo kiểu cũ. Anh ta bị cáo buộc đã phung phí phần lớn số tiền vào việc sử dụng máy bay tư nhân và xe limousine, thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng cá nhân với hơn 80.000 USD, tổ chức các bữa tiệc xa hoa và đưa tiền cho vợ.
Âm mưu lừa đảo bị cáo buộc
Theo đơn khiếu nại, Stojanovich và các công ty khác dưới quyền kiểm soát của hắn (bao gồm Chet Mining, Chet Mining Canada và Phoenix Data LLC) đã thông báo với các nhà đầu tư rằng hắn sẽ thay mặt họ mua các thiết bị đào và sau đó triển khai các thiết bị đó tại vịnh Goose trong vài tháng.
Tuy nhiên, FBI cáo buộc rằng Stojanovich đã không mua các thiết bị đào như đã hứa, mà thay vào đó hắn “thực hiện các hành vi lừa đảo khiến cho các khách hàng nghĩ rằng những máy đào đó đã được mua.
Stojanovich bị cáo buộc đã mua tổng cộng 72 máy đào S9 (Antminer S9) từ Amazon và hai thiết bị đào khác từ eBay chủ yếu sử dụng làm đạo cụ trong kế hoạch lừa đảo của mình. Stojanovich đã sử dụng tiền của khách hàng cho gần 1.500 máy đào S9 (Antminer S9) và hơn 1.500 máy đào L3 (Antminer L3).
Khi khách hàng cảm thấy nghi ngờ và yêu cầu bằng chứng về việc mua hàng của họ, Stojanovich vẫn sẽ gửi cho họ bằng chứng đơn hàng bằng hình ảnh.
Trong một trường hợp, một khách hàng giấu tên đã đặt hàng 912 máy đào S9 (Antminer S9) từ Stojanovich và khăng khăng yêu cầu được cung cấp bằng chứng về việc mua hàng, bao gồm “số seri, chính sách bảo hiểm hoặc tài liệu vận chuyển”. Khi Stojanovich không thể cung cấp bằng chứng, khách hàng yêu cầu đến trung tâm lưu trữ dữ liệu ở Goose Bay (cách Thành phố New York 31 giờ lái xe) để xem giao dịch mua hàng của anh ta.
Theo FBI, Stojanovich đã đồng ý và vào khoảng cuối tuần của Ngày lễ Tưởng niệm năm 2019, anh và khách hàng đã thuê một chiếc xe hơi và đi đến Vịnh Goose. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi họ đến gần biên giới Canada, Stojanovich được cho là đã nói dối với khách hàng về những chiếc máy đào mà anh ta sở hữu tại vịnh Goose.
FBI cáo buộc rằng Stojanovich sẽ không hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào cho khách hàng người mà bị anh ta bỏ rơi tại sân bay ở Buffalo, New York.
Stojanovich bị cáo buộc tiếp tục sử dụng hình ảnh và bằng chứng giả về công suất băm (hash power) ảo để xoa dịu khách hàng, nhưng vào khoảng tháng 9 năm 2019, anh ta đã ngừng trả lời tất cả các tin nhắn và email.
Hai tháng sau, anh ta trở lại chỉ để nói với khách hàng rằng chủ sở hữu của trung tâm lưu trữ tại vịnh Goose đã bị cáo buộc phá sản và bỏ trốn cùng với các thiết bị của họ.
Các vụ kiện và nhiều cáo buộc gian lận
Vào tháng 6 năm 2020, sáu trong tổng số các nạn nhân trong vụ lừa đảo của Stojanovich đã đệ đơn kiện ông và hai công ty khác của ông, cáo buộc “vi phạm hoạt động tổ chức lừa đảo và tham nhũng (RICO – Racketeer Influenced and Corrupt Organizations Act), vi phạm hợp đồng, gian lận, chuyển đổi và làm giàu bất chính.”
Theo FBI, việc bị đệ đơn kiện không ngăn được Stojanovich thử sức với một vụ lừa đảo thứ hai. Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021, Stojanovich đã thuyết phục ba nhà môi giới chi tiền cho anh ta gần 200.000 USD cho tổng số 127 máy đào.
Dựa theo đơn khiếu nại, các khách hàng chỉ nhận được ba máy đào. Khi họ yêu cầu hoàn lại tiền, FBI cho biết Stojanovich đã gửi một loạt chi phiếu không hợp lệ và sau đó chỉ hoàn lại 61.000 USD, giữ lại 119.000 USD cho riêng mình.
Stojanovich đã chi số tiền này vào việc “mua các tên miền internet không xác định… các sản phẩm của Apple, Inc.… khách sạn / nhà hàng và các khoản thanh toán cho vợ / đối tác cũng như “các khoản thanh toán của hơn 33.000 USD cho một sòng bạc trực tuyến.”
Vào đầu tháng 3 năm 2022, Stojanovich đã bị thẩm phán New York yêu cầu trình diện trong vụ kiện chống lại ông ta vào năm 2020. Theo FBI, Stojanovich đã nói dối dưới lời tuyên thệ của mình về chiếc điện thoại di động, thời gian được phép quay trở lại xe để lấy điện thoại di động và chỉ quay lại tòa án khi những người khác đã rời đi.
Sau đó, Stojanovich được cho là đã chuyển đến Canada.
Việc anh ta không tuân thủ vụ kiện đã chống lại anh ta trên tòa. Stojanovich bị phát hiện có thái độ khinh thường tòa án kèm theo hình phạt nặng về tài chính và các tội danh khác.
Stojanovich đã bị bắt ở Champlain, N.Y, vào thứ Tư với tội danh lừa đảo qua điện thoại và lãnh mức án tối đa là 20 năm tù. Anh ta sẽ được sắp xếp làm việc tại tòa án Manhattan, N.Y., vào ngày hôm sau đó.
Nguồn: Coindesk