Vào thứ Tư (4/5), Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã tăng lãi suất thêm 50 điểm – một bước đi mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống lại lạm phát trong 4 thập kỷ qua.
Chủ tịch của FED – Jerome Powell cho biết trong một cuộc họp báo rằng, “Tỷ lệ lạm phát đang ở mức quá cao và chúng tôi hiểu những khó khăn mà nó đang gây ra. Chúng tôi đang khẩn trương khắc phục tình trạng này ”. Ông lưu ý gánh nặng của lạm phát đối với những người có thu nhập thấp rằng, “chúng tôi cam kết về việc khôi phục lại sự ổn định giá.”
Điều này có nghĩa là có thể sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất 50 điểm trong thời gian tới.
Cùng với việc gia tăng lãi suất, ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ trên bảng cân đối kế toán biểu thị 9 nghìn tỷ USD. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã mua trái phiếu để duy trì mức lãi suất thấp và dòng tiền của nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch, nhưng sự tăng lên của giá cả đã buộc các nhà chức trách phải cân nhắc lại về chính sách tiền tệ.
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CME Group, việc tăng lãi suất này của FED sẽ đẩy lãi suất của quỹ liên bang lên phạm vi từ 0,75% -1% và giá thị trường hiện tại sẽ tăng lên 2,75% -3% vào cuối năm.
Thị trường hiện kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng lãi suất mạnh mẽ trong thời gian tới. Chủ tịch Powell chỉ ra rằng động thái tăng 50 điểm lãi suất “nên được bàn bạc kỹ lưỡng trong các cuộc họp tiếp theo”.
Nền kinh tế của Hoa Kỳ rất mạnh và có vị thế tốt để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Chủ tịch Powell dự đoán rằng nền kinh tế nước này sẽ hạ cánh mềm (một xu thế xuống dốc theo chu kỳ để tránh suy thoái) bất chấp chính sách thắt chặt tiền tệ.
Kế hoạch được vạch ra vào thứ Tư (4/5) sẽ chứng kiến việc cắt giảm trong bảng cân đối kế toán diễn ra theo từng giai đoạn, với việc FED cho phép giới hạn số tiền thu được từ trái phiếu đáo hạn được tung ra mỗi tháng trong khi tái đầu tư phần còn lại. Bắt đầu từ ngày 1/6, 30 tỷ USD trong ngân khố và 17,5 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp được tung ra thị trường. Sau ba tháng, giới hạn của Ngân khố sẽ tăng lên 60 tỷ USD và 35 tỷ USD cho các khoản thế chấp.
Tuyên bố này cũng đề cập đến sự bùng phát đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc và những nỗ lực của chính phủ nước này để giải quyết tình hình khó khăn này.
Ngoài ra, các vụ phong tỏa nhằm phòng ngừa đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc có khả năng làm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên trầm trọng hơn và FED đang rất quan ngại về rủi ro lạm phát.
Mặc dù một số thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC) đã thúc đẩy việc tăng lãi suất lên mức cao hơn, tuy nhiên động thái này đã nhận được sự ủng hộ đông đảo.
Khi khủng hoảng đại dịch xảy ra vào đầu năm 2020, FED đã cắt giảm lãi suất quy chuẩn xuống khoảng 0% -0,25% và thiết lập một chương trình mua trái phiếu tích cực, gấp đôi quy mô của bảng cân đối kế toán. Đồng thời, Quốc hội đã thông qua một loạt dự luật cung cấp mức chi tiêu tài chính hơn 5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế.
Các động thái về chính sách này được diễn ra sau bởi chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và nhu cầu gia tăng khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Theo chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics – BLS), Lạm phát đã tăng 8,5% trong tháng 3/2022.
Lần đầu tiên sau hơn ba năm, FOMC đã phê duyệt mức tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 3/2022, cho thấy lãi suất huy động vốn có thể tăng lên 1,9% trong năm nay. Tuy nhiên, kể từ đó, nhiều tuyên bố từ các ngân hàng trung ương đã chỉ ra một sự tăng trưởng lãi suất tích cực của nền kinh tế. Động thái vào hôm thứ Tư (4/5) đã đánh dấu lần đầu tiên FED tăng các mức lãi suất ở các cuộc họp liên tiếp kể từ tháng 6/2006.
Lần cuối cùng FED đẩy mạnh việc tăng lãi suất khiến lãi suất huy động vốn tăng lên 6,5% vào đầu năm 2000, nhưng buộc phải rút lui chỉ sau 7 tháng. Với cuộc suy thoái kinh tế cùng với các cuộc tấn công khủng bố diễn ra vào ngày 11/9/2001, FED đã nhanh chóng hạ lãi suất huy động vốn xuống 1% vào giữa năm 2003.
Một số nhà kinh tế lo ngại rằng FED có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự như có các phản ứng chậm với tỷ lệ lạm phát gia tăng sau đó lại thắt chặt nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng phát triển chậm lại.
Nguồn: CNBC