Sự hỗn loạn trên thị trường tiền mã hóa sau sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra đã khiến cho các nhà chức trách từ các quốc gia G7 khẩn cấp yêu cầu các quy định chặt chẽ hơn về quy trình quản lý tiền mã hóa trên toàn cầu.
(Nhóm các nước G7 bao gồm Liên minh Châu Âu và 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trên thế giới: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.)

Bối cảnh sự sụp đổ của đội ngũ Terraform Labs và đồng stablecoin LUNA-UST
Sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra đã khiến cho thị trường tiền mã hóa tụt dốc nghiêm trọng kèm theo các tin tức không hay liên quan đến nội bộ của công ty.
Theo phát ngôn viên của Terraform Labs, từ ngày 8/5/2022, đội ngũ pháp lý nội bộ của Terra đã từ chức khiến công ty phải thuê luật sư bên ngoài để xử lý các thủ tục pháp lý. Cụ thể, tổng cố vấn Marc Goldich, Cố vấn trưởng của công ty Lawrence Florlo, và cố vấn pháp lý Noah Axler đã tự động từ chức ngay sau khi nhận thấy sự sụp đổ của đồng stablecoin thuật toán LUNA – UST.
Chỉ 7 ngày sau khi nhận thấy sự bất ổn trong hệ sinh thái Terra, giá trị đồng stablecoin LUNA-UST đã sụt giá nghiêm trọng, khiến cho tâm lý các nhà đầu tư trở nên hoảng loạn và gây ra sự ảnh hưởng nặng nề tới thị trường tiền mã hóa.
Các nước G7 yêu cầu đẩy nhanh quy định đối với tiền mã hóa
Trước bối cảnh suy thoái của thị trường tiền mã hóa, Bộ Tài Chính của các quốc gia G7 đã bày tỏ sự lo ngại đối với thị trường tiền mã hóa và nhanh chóng yêu cầu ban hành các quy định đối với quy trình quản lý tiền mã hóa. Dự thảo được công bố sau khi xảy ra sự cố mới nhất đối với thị trường tiền mã hóa, phần lớn nguyên nhân hướng tới sự sụp đổ của đồng stablecoin LUNA-UST, lần đầu tiên đồng UST bị mất chốt (peg) so với đồng USD. Khi đồng stablecoin UST sụt giá xuống mức 1 USD, Luna Foundation Guard (một nhóm chuyên hỗ trợ hệ sinh thái Terra) đã cố gắng phục hồi đồng UST, nghiêm trọng nhất là lần xả 3 tỷ USD BTC ra thị trường, điều này càng làm làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư trên thị trường trở nên trầm trọng hơn.
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Reuters, các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương từ các quốc gia G7 đã ban hành một dự thảo yêu cầu Ủy ban Ổn định Tài chính (Financial Stability Board – FSB) có trụ sở tại Thụy Sĩ thúc đẩy ‘các quy định nhất quán và toàn diện hơn về quy trình quản lý tiền mã hóa’ trước buổi họp tiếp theo của bộ trưởng tài chính các nước G7 tại Đức.
G7 countries urge swift regulation of crypto assets – draft https://t.co/qFcv8TIsbI pic.twitter.com/GbdKHKzj0e
— Reuters (@Reuters) May 19, 2022
Ngoài ra, trong một bài phát biểu tại Paris, những bất ổn trên thị trường tiền mã hóa hiện nay mà Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp François Villeroy de Galhau chỉ ra là bằng chứng cho thấy đồng stablecoin là một mối nguy hại thực sự. Do dó, ông cho rằng tiền mã hóa cần được giám sát chặt chẽ trên phương diện pháp lý để tránh làm gián đoạn hệ thống tài chính quốc tế.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội vào tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã chỉ ra sự sụp đổ của Terra là một ví dụ thực tế về việc đồng stablecoin có thể ‘gây rủi ro cho hệ thống tài chính quốc gia’.
Bên cạnh đó, ủy viên dịch vụ tài chính của Liên minh châu Âu – Mairead McGuinness, trong quá trình hoàn thiện các điều luật và quy định về tiền mã hóa của Liên minh châu Âu (có tên gọi là MiCA), cũng đã kêu gọi một thỏa thuận toàn cầu về tiền mã hóa để bảo vệ các nhà đầu tư và hạn chế tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính toàn cầu.
Việc nhóm các quốc gia G7 ban hành yêu cầu quản lý giám sát trong thị trường tiền mã hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường tài chính quốc tế. Liệu đây có phải là một động thái tạo ra một sự thay đổi trong tương lai cho thị trường tiền mã hóa không?
Nguồn: Skyverse tổng hợp